Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt cho rằng, hiện tại một bộ phận người Việt Nam, nhất là quý ông xem việc nhậu nhẹt là thể hiện đẳng cấp, đã vào bàn nhậu phải “dzô 100%” mới thể hiện sự hiếu khách và thiện chí. Thực tế thói quen uống bia rượu thả ga để lại rất nhiều hệ lụy. Dễ thấy nhất là tình trạng béo bụng, dân gian thường gọi là “bụng bia”. Đây là dạng béo phì rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm: ama
kong
Béo bụng (hay béo trung tâm) là cơ chế chính gây bệnh béo phì, có thể dẫn đến tiểu đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch. Béo bụng liên quan hoặc không liên quan đến bia rượu, nhưng thực tế người hay nhậu nhiều rất dễ béo bụng do một số nguyên nhân sau:
Bia rượu cung cấp nhiều năng lượng. 1 g cồn cung cấp 7 kcal năng lượng (gần bằng 1 g dầu mỡ), ước tính năng lượng trong một chai bia 500 ml khoảng 162 kcal. Độ cồn trong bia thường thấp hơn rượu nhưng nếu uống quá nhiều thì sẽ nạp vào cơ thể lượng năng lượng lớn. Tình trạng này rất dễ gặp ở một số người có thói quen uống liên tục, có thể cả chục chai bia một lần. Do đó nguy cơ dư thừa năng lượng rất lớn.
Khi uống bia rượu, những đồ nhắm đi kèm đều giàu năng lượng, dầu mỡ. Đây là nhân tố quan trọng gây béo bụng. Những người nhậu nhẹt thường dành thời gian bên bàn nhậu hàng giờ, ít vận động cũng dễ bị béo phì. Hầu hết mọi người thích đi nhậu vào buổi tối sau giờ làm việc rồi cà kê đến khuya, việc cung cấp năng lượng quá muộn như thế cũng làm tăng tích lũy mỡ trong cơ thể.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, bia rượu có thể gây ra hoặc làm nặng lên một số bệnh như viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh gout, giảm khả năng tình dục, rối loạn tâm thần kinh, tăng nguy cơ ung thư... Nhậu nhẹt thường xuyên còn là nguyên nhân của một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ…
Khảo sát mới đây của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) ghi nhận, ở Việt Nam tỷ lệ người sử dụng rượu bia chiếm 33,5% dân số trưởng thành, trong đó số người lạm dụng rượu lên tới 18%. Người uống rượu bia có xu hướng ngày càng trẻ hóa với khoảng 30% số người bắt đầu uống trước tuổi 20, 34% uống ở tuổi từ 14 đến 17, tuổi 18-21 là 57%.
Xem thêm: dia chi ban thuoc ama kong
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tâm thần liên quan đến tình trạng nghiện rượu bia. Uống nhiều rượu bia ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, khiến việc điều khiển giao thông không còn chuẩn xác. Khó xử lý tình huống khẩn cấp khi đã có hơi men là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Theo bác sĩ, lợi ích của rượu bia đối với sức khỏe không nhiều nhưng tác hại của nó quá lớn, do đó không nên uống thường xuyên. Chỉ nên uống vào những dịp đặc biệt, khi tiếp khách, tiệc tùng với một lượng ít để khai vị cho bữa tiệc thêm ấm cúng, vui vẻ mà thôi.
"Uống rượu bia bao nhiêu là an toàn?", các bác sĩ cho rằng điều này còn phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Theo bác sĩ Hiển, không nên uống quá một lon bia mỗi lần. Còn theo bác sĩ Nguyệt, nam giới trưởng thành, khỏe mạnh cũng chỉ nên uống tối đa 2 lon bia mỗi ngày. Một số trường hợp khuyến cáo tuyệt đối không uống rượu bia như bị cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, viêm loét đường tiêu hóa, bệnh gan, phụ nữ có thai...
Với những người muốn giảm "bụng bia", bác sĩ Minh Nguyệt khuyên nên hạn chế bia rượu, ăn uống điều độ, kiểm soát thực đơn, chọn lựa thực phẩm khoa học, hạn chế thức ăn nhiều chất béo, đường. Tăng cường các loại rau, trái cây ít ngọt trong khẩu phần. Không ăn uống sau 20h. Tăng cường lối sống năng động, tập thể thao thường xuyên, vận động ít nhất một giờ mỗi ngày.
Xem thêm: gia thuoc ama kong
0 nhận xét:
Đăng nhận xét