Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Làm thế nào để xem ti vi nhiều nhưng không bị mỏi mắt?

Ngay từ nhỏ, mọi người thường được bố mẹ khuyên rằng không nên xem ti vi quá nhiều vì sẽ gây hại cho đôi mắt. Nếu bạn dành cả ngày ngồi lì trước máy tính ở văn phòng và sau đó về nhà, xem ti vi, đôi mắt của bạn chắc chắn sẽ bắt đầu mỏi mệt, căng thẳng. Dưới đây là một số mẹo đơn giản để ngăn ngừa mỏi mắt khi xem ti vi.

Bật đèn sáng

Nhiều người thường thích leo lên giường và xem ti vi sau khi tắt đèn, nhưng điều này thực sự có hại cho đôi mắt. Hãy bật đèn sáng khi bạn xem ti vi để đôi mắt không cảm thấy mệt mỏi.
Làm thế nào để xem ti vi nhiều nhưng không bị mỏi mắt?
Nghỉ giải lao
Thay vì bắt đôi mắt dán vào ti vi cả ngày và liên tục, thỉnh thoảng hãy cho mắt được nghỉ ngơi để ngăn ngừa mỏi mắt. Chớp mắt thường xuyên và đứng dậy, đi bộ xung quanh trong một vài phút là cách rất hữu ích.

Giảm độ chói

Hãy thử tìm vị trí xem thích hợp để không bị chói mắt do ánh sáng màn hình. Một cách đơn giản để thực hiện điều này là để màn hình ở góc 90 độ so với đèn hoặc các nguồn ánh sáng khác. Bạn cũng có thể đeo kính chống chói để bảo vệ đôi mắt của mình.

Duy trì khoảng cách thích hợp

Bạn nên ngồi cách ti vi 2,5-3m. Đồng thời nên đặt ti vi ở chiều cao vừa phải ở trong tầm mắt của bạn hoặc ở thấp hơn so với tầm mắt. Bạn nên tránh để ti vi quá cao khiến bạn phải ngước nhìn lên.

Chữa mỏi mắt

Nếu mắt bạn cảm thấy mỏi sau khi xem ti vi, bạn nên mát-xa mắt nhẹ nhàng, dùng 1 vật nóng chườm lên hoặc làm một số bài tập mắt đơn giản. Đồng thời nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để đôi mắt có thời gian nghỉ ngơi.

Mua ti vi mới

Nếu bạn đang dùng chiếc ti vi đời cũ và nếu có điều kiện kinh tế tốt, bạn có thể chuyển sang mua 1 chiếc ti vi màn hình phẳng để ít bị chói hơn. Ngoài ra, ti vi càng lớn càng tốt vì sẽ giúp đôi mắt của bạn không phải căng ra nhìn.


Thụy Du - (Dịch theo HMU) (Theo Congluan)

Thực phẩm nào dễ bị biến đổi gene

Những thực phẩm quen thuộc có khả năng biến đổi gene như bắp, đậu tương, dầu ngô, dầu canola, bí, đu đủ, củ cải đường, cà chua, khoai tây, gạo…
Những ảnh hưởng của thực phẩm biến đổi gene đối với môi trường và sức khỏe con người vẫn còn nhiều tranh cãi. Để chủ động lựa chọn cho mình và gia đình thực phẩm biến đổi gene hay không biến đổi gene (Non-GMO), người tiêu dùng cần biết đâu là những thực phẩm đã được biến đổi gene.
Các thực phẩm có nhiều khả năng biến đổi gene là: Ngô, đậu tương, dầu ngô, dầu canola, bí, đu đủ, củ cải đường, cà chua, khoai tây, gạo…
Đậu nành. Có tới hơn 93% sản lượng đậu nành tại Mỹ là biến đổi gene. Đậu nành biến đổi gene cũng được trồng khắp nơi trên thế giới.
Đậu nành biến đổi gene được cho là nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở người. Đậu nành biến đổi gene được tìm thấy trong các loại bánh ngọt, sữa công thức cho trẻ sơ sinh, thực phẩm bổ sung, ngũ cốc, pho mát, bánh kẹo…
Ngô. Hiện nay có 14 quốc gia trên thế giới trồng ngô biến đổi gene. Ngô biến đổi gene dường như hiện diện trong mọi loại thức ăn, bởi nó phổ biến ở hầu hết các loại thực phẩm chế biến: Chất tạo ngọt nhân tạo, màu caramel, bột bắp, dầu bắp, si rô bắp, nước sốt, sốt BBQ…
Thịt. Gà, bò, lợn được nuôi bằng ngô và đậu nành biến đổi gene khiến thịt của chúng cũng bị biến đổi gene phần nào. Cách tốt nhất để tránh là ăn chay hoặc biết rõ người nông dân chăn nuôi như thế nào để chọn được loại thịt sạch.
Bí ngòi. Bí ngòi xanh và vàng được biến đổi gene để kháng virus và vi khuẩn.
Cá hồi AquAdvantage. Loại cá hồi này sinh trưởng nhanh, nhiều hơn cá hồi tự nhiên và lớn gấp đôi cá hồi thông thường. Nhiều nhà khoa học cho rằng, cá hồi biến đổi gene có thể tác động tiêu cực đến môi trường và thay đổi cấu trúc gene theo thời gian.
Lúa mì. Lúa mì biến đổi gene có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cà chua. Nhờ kỹ thuật biến đổi gene, các nhà khoa học đã tạo ra cà chua màu tím, cà chua vàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì bắt mắt và được quảng cáo là tốt cho sức khỏe.
Đậu Hà Lan biến đổi gene. Các nghiên cứu đã cho thấy, đậu Hà Lan biến đổi gene có thể gây ra các vấn đề tiêu cực cho sức khỏe như phá vỡ hệ thống miễn dịch.
Mật ong. Mật ong Canada đã bị cấm ở châu Âu sau khi người ta phát hiện rằng loài ong mật ở Canada được nuôi bằng cải dầu biến đổi gene. Để bảo vệ sức khỏe, bạn chỉ nên sử dụng mật ong nguyên chất hữu cơ.
Thực phẩm biến đổi gene (hay còn gọi là thực phẩm công nghệ sinh học) chính là những thực phẩm có thành phần từ cây trồng chuyển gene, gia súc biến đổi gene để tạo ra những phẩm chất mong muốn của con người.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Vì sao nên giảm ăn thịt mỗi ngày

Ăn nhiều thịt không hề hốt cho sức khỏe vì thói quen này có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tăng nguy cơ ung thư
Vì sao nên giảm ăn thịt mỗi ngày
Hệ thống ruột khỏe mạnh. Những người ít ăn thịt thường có đường ruột khá sạch sẽ, vì nếu ít ăn thịt sẽ kích thích vi khuẩn lành mạnh, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Trong khi chế độ ăn nhiều thịt có thể gây tổn hại cho ruột do các chất bảo quản và kích thích tố được sử dụng trong các sản phẩm động vật.
Tốt cho da. Một chế độ ăn nhiều rau xanh có thể giúp đem lại cho bạn một làn da khỏe mạnh bởi rau quả rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ.
Giảm nguy cơ tiểu đường. Những người thường xuyên ăn thịt đỏ thường có nguy cơ dễ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường cao hơn nhiều so với những người ăn chay. Lý do là sự liên kết giữa hormone trong thịt  với sắt và nitrat, đặc biệt là trong thịt đỏ gây ra bệnh.
Giảm cholesterol máu. Thực phẩm thịt chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa làm tăng mức độ cholesterol trong máu. Điều này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như bệnh béo phì, đột quỵ, bệnh tim mạch, huyết áp…
Giảm các bệnh tim mạch. Ăn nhiều thịt là lí do khiến bạn dễ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người ít ăn. Những người ăn nhiều thịt có nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng mạnh và đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Tại Mỹ các chuyên gia khuyến cáo ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 – 97% các bệnh về tim mạch.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Nguyên nhân và giải pháp cho rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh mà gần như ai cũng từng mắc phải, rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, gây mệt mỏi, suy giảm sức khỏe
Rối loạn tiêu hóa là gì. Là bệnh lý gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và rối loạn đại tiện.
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những triệu chứng của bệnh lại rất khó chịu, làm đảo lộn sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ làm số lượng lợi khuẩn giảm dần, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, dễ bị biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như: viêm ruột, viêm đại tràng,…
Nguyên nhân nào gây rối loạn tiêu hóa?
Ăn uống: Thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa, ăn nhiều đồ ngọt, nhiều chất béo, thức ăn không đảm bảo vệ sinh như các đồ ăn tanh sống, đồ lạnh, thường xuyên ăn ngoài các quán xá vỉa hè, uống nhiều rượu bia, các đồ uống kích thích niêm mạc ruột.
Thuốc kháng sinh: Dùng kháng sinh trong một thời gian dài hoặc các loại thuốc điều trị bệnh sẽ giết chết hết lợi khuẩn đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Căng thẳng, stress do áp lực công việc, cuộc sống: Căng thẳng, stress, cơ thể mệt mỏi với việc ăn uống không theo thời gian cố định làm giảm cảm giác ngon miệng, hơn nữa những căng thẳng của não bộ cũng làm giảm số lượng lợi khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là do một số bệnh lý đường ruột như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng, viêm loét dạ dày,…

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Bài thuốc trị chứng xuất tinh sớm

Tảo tiết là hiện tượng nam giới không có khả năng giao hợp bình thường vì phóng tinh quá sớm, chưa giao hợp hoặc mới bắt đầu giao hợp đã xuất tinh, sau đó dương vật mềm ngay. Tảo tiết có thể là chứng trạng sớm của dương nuy. Tảo tiết vì phóng tinh rất sớm dẫn đến dương vật mềm nhanh. Còn dương nuy là dương vật mất khả năng cương cứng.
>>>>ama kong

Sa uyển tật lê (sa uyển tử).
Nguyên nhân gây tảo tiết là do thận hư tướng hỏa (tâm hỏa) thịnh gây ra. Ngoài ra còn do thận hư tổn, can kinh thấp nhiệt hoặc tâm tỳ suy tổn. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể:
Tảo tiết do thận khí suy tổn: biểu hiện xuất tinh sớm, lưng gối đau mỏi, tóc rụng, răng lung lay, mạch xích nhược. Nếu kèm theo thận dương hư thì có biểu hiện sợ lạnh, chân tay lạnh, đoản hơi, tự ra mồ hôi, tiện lỏng, tiểu trong, sắc bệch nhược… Nếu kèm theo thận âm bất túc thì có biểu hiện ngũ tâm phiền nhiệt (lòng bàn tay chân, lồng ngực nóng), mồ hôi trộm, miệng  khô, đầu choáng, tai ù, tiểu vàng tiện táo. Phép trị là bổ thận cường dương, thanh tâm cố sáp (vì nguyên nhân chú yếu do mệnh môn hỏa suy) gây nên. Nên dùng thuốc ôn bổ, bình bổ là tốt nhất. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Đại bổ nguyên tiễn: nhân sâm 12g, hoài sơn 8g, thục địa 20g, sơn thù nhục 6g, đỗ trọng 8g, câu kỷ tử 8g, đương qui 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Công dụng: bổ tiên thiên và hậu thiên (tức bổ tỳ thận), trị liệt dương, rối loạn thần kinh chức năng, thận hư có nội nhiệt và đàm thấp.
Bài 2: Tán dục đan: thục địa 240g, đương qui 180g, đỗ trọng 120g, ba kích 120g, dâm dương hoắc 120g, phụ tử 60g, bạch truật 240g, câu kỷ tử 180g, tiên linh tỳ 80g, nhục thung dung 80g, xà sàng tử 40g, nhục quế 20g. Các vị sấy khô tán bột mịn, luyện mật thành hoàn. Mỗi lần uống 6-9g, ngày 1-2 lần, uống với nước ấm.
Bài 3: Kim tỏa cố tinh  hoàn: khiếm thực 40g, long cốt 40g, sa uyển tật lê 40g, liên tu 40g, mẫu lệ 40g, liên tử 40g.Tất cả tán bột, cùng liên nhục nấu bột hòa thành hoàn, mỗi lần uống 9g với nước muối nhạt. Tác dụng: cố thận sáp tinh, chữa di tinh, hoạt tinh.
Tảo tiết do can kinh thấp nhiệt: biểu hiện xuất tinh sớm, phiền muộn, đắng miệng, tiểu tiện vàng, lâm trọc, tiểu buốt có khi đau sưng bộ phận sinh dục. Phép trị là thanh tả thấp nhiệt ở can kinh. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Long đởm tả can thang: long đởm thảo (sao rượu) 12g, hoàng cầm (sao) 12g, chi tử (sao rượu) 12g, trạch tả 8g, mộc thông 8g, đương qui (sao rượu) 8g, sinh địa (sao rượu) 8g, sài hồ 8g, xa tiền tử 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Công dụng: thanh thấp nhiệt can kinh, hoàng đản, đau ngứa bộ phận sinh dục.
Bài 2: Tam tài phong thủy đan: thiên đông 15g, nhân sâm 15g, sa nhân 45g, thục địa 15g, hoàng bá 90g, cam thảo 21g. Tất cả tán bột, hồ hoàn. Mỗi lần uống 9g, dùng nhục thung dung 15g sắc nước uống với thuốc hoàn. Công dụng: khí âm bất túc, tinh thần mệt mỏi, di mộng tinh, hoạt tinh.
Tảo tiết do tâm tỳ hư: biểu hiện tảo tiết, gầy còm, sắc kém nhuận, mệt mỏi chán ăn, hồi hộp đoản hơi. Phép trị là bổ ích tâm tỳ, ích khí cố tinh. Dùng bài thuốc Tang phiêu tiêu tán: tang phiêu tiêu 30g, xương bồ 30g, nhân sâm 30g, đương qui 30g, viễn chí 30g, long cốt 30g, phục thần 30g, qui bản 30g. Tất cả sấy khô nghiền thành bột mịn, mỗi tối uống 9g. Công dụng: Điều bổ tâm thận, cố tinh, chỉ di.
TS.BSCK.II Trần Lập Công

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Mẹo chăm sóc da bằng mít

Mít là một trong những loại quả tốt nhất bạn nên ăn vào mùa hè. Mặc dù nó là loại quả nóng nhưng bạn vẫn nên ăn vào mùa hè vì nó tốt cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, mít cũng rất tốt cho da.
 >>>>ama kong
Dưới đây là những cách chăm sóc da bằng mít:
Trị mụn trứng cá
Nếu bạn đang bị mụn trứng cá, giải pháp dành cho bạn là cắt một múi mít làm đôi và sử dụng mặt trong của múi mít thoa lên mụn. Để khô khoảng 15 phút và sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.
Trị da khô
Để chăm sóc da khô và phòng ngứa da, cách tốt nhất là mát xa mặt với nước cốt mít. Để nước này ngấm vào da bạn. Sau khoảng 20 phút, rửa lại mặt bằng nước hoa hồng.



Trị nếp nhăn
Nếp nhăn khiến bạn trông già hơn
và chậm chạp. Để loại bỏ nếp nhăn, việc tốt nhất bạn có thể làm là tạo ra loại bột nhão từ mít. Cho một thìa sữa vào thứ bột nhão này và mát xa nhẹ nhàng lên các nếp nhăn. Để yên 10 phút và sau đó lau sạch. Sau 10 phút rửa mặt với nước lạnh và đá.

Trị mụn đầu đen
Xay 3 múi mít cùng với một hạt mít thành bột nhão. Thoa hỗn hợp này lên mụn đầu đen theo hướng đi lên. Sau 10 phút, rửa sạch mặt bằng nước lạnh.
Trị sẹo
Mít có thể giúp loại bỏ sẹo hoàn toàn. Hãy xay hột mít thành bột và cho thêm một thìa mật ong vào loại bột này. Nhẹ nhàng bôi lên sẹo và chờ nó khô. Sau 10 phút rửa sạch.


BS.Cẩm Tú
(Theo Boldsky/Univadis)

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Viêm gan B có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?

Người mang virus viêm gan B mạn không hoạt động có thể vẫn chuyển sang dạng hoạt động gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan
Người bệnh viêm gan B vẫn tập thể dục đều đặn, ăn ngủ rất tốt. Vậy bệnh có ảnh hưởng đến tinh trùng hoặc khả năng có con không?
Trường hợp của bạn Tuấn ở TP.HCM, cách đây 2 năm đi xét nghiệm máu và phát hiện HBsag, bác sĩ nói chưa cần điều trị, 6 tháng sau đến tái khám. Tuy nhiên, vì nghĩ có điều trị cũng không khỏi nên 2 năm qua bạn Tuấn không đi khám lại. Mặc dù vậy bạn vẫn tập thể dục đều đặn, ăn ngủ rất tốt liệu như vậy có đẩy lùi được bệnh?
Viêm gan siêu vi B được gọi là tên giết người thầm lặng, vì diễn biến rất âm thầm không biểu hiện triệu chứng gì chỉ đến khi có biến chứng nặng nề thì mới biểu hiện rõ gây khó khăn và giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, bắt buộc người bệnh phải theo dõi định kỳ từ 6-12 tháng.
Nếu vợ của bạn Tuấn đã chích ngừa viêm gan B và có đủ kháng thể bảo vệ thì sẽ không bị lây nhiễm từ bạn. Nhiễm viêm gan B ở dạng không hoạt động sẽ không ảnh hưởng đến tinh trùng hoặc khả năng có con, tuy nhiên nếu viêm gan mạn hoặc xơ gan thì sẽ có ảnh hưởng.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Rượu bia: Bạn và thù của tim mạch

Rượu bia vốn hại cho sức khỏe, đặc biệt là nó gây ra các bệnh tim mạch, là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay. Thật ra, sẽ không công bằng khi bỏ qua những tác dụng tốt của rượi bia, nếu uống ở chừng mực cho phép.
>>>>ama kong
Rượu bia: người bạn tốt của tim mạch
Trong hơn 2 thập niên qua, thế giới đã có hàng trăm khảo sát trên cả triệu người từ trung niên đến cao tuổi, cả nam và nữ giới, với thời gian từ 10 năm trở lên đều cho thấy rượu bia - khi uống vừa phải - giúp giảm 20 - 40% nguy cơ tử vong do tim mạch so với người không uống rượu.
Về lý thuyết, lượng rượu nên uống trong khoảng 12 - 14g ethanol/ ngày, quy theo ly chuẩn với 113,4ml rượu vang hoặc 341ml bia hoặc 43ml rượu mạnh, nam giới không quá 2 ly chuẩn (đơn giản là không quá 2 lon bia, 2 ly rượu vang, hoặc 3 muỗng canh rượu đế), nữ giới không quá 1 ly chuẩn mỗi ngày.
Thực tế, mức trên còn tùy thuộc tuổi tác, thể trạng (nhất là khi có bệnh lý cơ quan khác kèm theo) và cơ địa (trong cơ thể có men và các gen liên quan chuyển hóa rượu nhanh hay chậm…). Đó cũng là lý do khiến tỉ lệ bảo vệ tim mạch, từ 15 - 50%, chênh biệt khá nhiều giữa các nghiên cứu.

Nguyên nhân tốt cho tim mạch do rượu làm tăng HDL-cholesterol (một loại mỡ tốt), làm giảm chất hoạt hóa plasminogen mô, fibrinogen, yếu tố đông máu VII, yếu tố von Willebrand (những chất tham gia tạo cục máu đông gây tắc mạch ở tim, não… đưa đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ…), rượu bia lại có vitamin B2, B6, B9 giúp giảm homocystein và ngăn sự oxy hóa lipoprotein nên làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch.
Và rượu bia: kẻ thù của tim mạch
Đó là khi uống nhiều thì lượng rượu càng cao càng tác hại cho tim mạch. Không chỉ qua các nghiên cứu thống kê mà thực tế cũng dễ thấy rất nhiều trường hợp nhập viện sau buổi nhậu do các biến chứng sau đây:
Tăng huyết áp: rượu bia làm giãn mạch da nhưng co mạch nội tạng nên khiến huyết áp tăng, cả huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương. Rượu bia còn cung cấp nhiều calo khiến người uống tăng cân, béo phì và góp phần thúc đẩy huyết áp tăng.
Bệnh mạch vành: liên quan sự tăng do rượu những loại mỡ xấu như: triglycerid, LDL- cholesterol máu, gây xơ vữa mạch vành nuôi tim, đưa đến thiếu máu hay nhồi máu cơ tim.
Rối loạn nhịp tim: từ năm 1978 xuất hiện tên Hội chứng tim ngày nghỉ, do trong những ngày lễ hay cuối tuần, những người uống hơn 3 lít rưỡi bia, hoặc hơn nữa chai rượu vang bị rối loạn nhịp tim. Thường là rung nhĩ, ngoại tâm thu, khiến người bệnh hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác hụt hẫng trong ngực, nghẹn vùng cổ… Thuốc men sẽ không hiệu quả lâu dài nếu người bệnh chưa ngưng rượu.
Bệnh cơ tim giãn nở: khi uống một thời gian dài, chất chuyển hóa của rượu là acetaldehyte gây độc trực tiếp lên tế bào cơ tim, rượu bia còn làm giảm những chất cần cho hoạt động của tim như: vitamin B1 và các yếu tố vi lượng đồng, kẽm, crôm… Từ đó  sẽ bị tim to, suy tim cùng các triệu chứng khó thở, mệt ngực, phù… mà thuốc điều trị khó cứu bệnh nhân về lại bình thường, chỉ giúp bớt triệu chứng và chậm tiến triển tử vong, đã được thống kê là tử vong 40 - 80% trong vòng 5 năm, đôi khi phải cần đến đặt máy tạo nhịp tim với chi phí hàng trăm triệu đồng.
Đột qụy do nhồi máu não, xuất huyết não, hậu quả của tăng huyết áp, tăng đường máu, tăng cân, tổn thương gan không tạo đủ yếu tố đông máu- tất cả đều  do rượu.
PGS.TS.BS. TRẦN KIM TRANG
(Đại học Y Dược TP.HCM)

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Thực đơn cho rối loạn mãn kinh

Tiền mãn kinh và mãn kinh là một giai đoạn của quá trình sinh lý của phụ nữ 45 - 55 tuổi trước và sau khi hết kinh, là một thời kỳ thay đổi đặc thù của một đời người, tức thời kỳ biến đổi mang tính suy thoái. Những thực đơn dưới đây giúp phụ nữ nhẹ nhàng vượt qua khỏi kỳ này.
>>>>ama kong
Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh lúc này, chức năng buồng trứng bắt đầu suy thoái, mức ostrogen giảm xuống thấy rõ, ngoài sự biến đổi của hệ thống sinh dục, nội tiết tố và thần kinh ra, khả năng phản ứng của cơ thể cũng suy giảm, sức đề kháng cũng suy giảm, nữ giới trong giai đoạn này hoặc nhiều hoặc ít có sự bất ổn. Triệu chứng thường gặp nhất gồm: ửng đỏ,  vã mồ hôi và hồi hộp, kế đến là triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, như: mỏi mệt, không sức tập trung, âu lo, căng thẳng, cảm xúc bất ổn, dễ kích động, mất ngủ, đa nghi, người có cảm giác bất thường, váng đầu, ù tai…
Gỏi sứa - rau cần
Nguyên liệu:
- Rau cần (300g): tính mát, vị ngọt, cay. Công năng bình can tiềm dương, thanh nhiệt lợi thủy, cầm máu, trị đới. Có chứa vitamin A, vitamin C, canxi, phosphor, kali (K)...
- Sứa (200g): tính bình, vị mặn. Công năng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can giải độc, trị ho, giảm áp, dưỡng âm, tiêu ung. Có chứa Ca, P, K, Mg…
- Hành, gừng, muối, dấm gạo, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: rau cần lặt bỏ lá già rửa sạch, cắt đoạn. Trụng qua nước sôi vớt ra, bỏ trong nước lạnh. Lưu ý, giữ lại nước luộc rau cần, dùng uống thay trà, có hiệu quả rất tốt đối với bệnh tăng huyết áp. Sứa rửa sạch thái sợi, trụng qua nước sôi, cùng rau cần đặt vào trong thau. Lấy 1 chén, thêm dấm gạo, muối, dầu mè, hành, gừng, làm thành nước xốt, rưới lên rau cần và sứa, trộn đều thì dùng.
Tác dụng: thanh nhạt khoái khẩu. Có tác dụng làm giãn mạch, làm hạ huyết áp. Món ăn thích hợp dùng cho người có hội chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, người tiền mãn kinh và mãn kinh kèm tăng huyết áp. Thích hợp dùng cho người viêm đường tiết niệu, viêm phần phụ. Sứa là chất gây kích ứng, người có bệnh ngoài da, hen suyễn, đột quỵ kiêng dùng.
Củ cải xào tần ô
Nguyên liệu:
- Củ cải (300g): tính mát, vị ngọt. Công năng tiêu thực, hóa đàm, hạ khí khoan trung. Có chứa Ca, P, K, Mg…
- Tần ô (150g): tính ấm, cay. Công năng thanh nhiệt hóa đàm. Có chứa vitamin A, Ca, P…
- Tiêu, muối, bột nêm, bột năng với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: củ cải rửa sạch thái cọng sử dụng sau. Tần ô rửa sạch cắt đoạn. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, thêm củ cải đảo đều, gần chín, thêm tần ô, kèm bột nêm, tiêu, muối gia vị. Dùng bột năng làm xốt, múc ra đĩa.
Tác dụng: thanh mát khoái khẩu. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đàm, tiêu tích. Món ăn thích hợp dùng cho người tiền mãn kinh và mãn kinh giảm béo. Cũng thích hợp dùng cho người ăn uống tích trệ, người rối loạn tiêu hóa. Thích hợp dùng cho người ho suyễn do đàm thấp. Nhân sâm tương kỵ với củ cải, khi dùng món ăn này thì không dùng nhân sâm.
Thịt sườn hầm đậu nành

Nguyên liệu:
- Đậu nành (200g): tính bình, vị ngọt. Công năng kiện tỳ khoan trung, ích khí. Có chứa protid, Ca, P, K và phyto-estrogen…
- Thịt sườn (0,5 kg): tính bình, vị ngọt, mặn. Công năng tư âm, nhuận táo, ích khí. Có chứa protid, P, K, Mg, Ca…
- Rượu đế, nước tương, muối tinh luyện, hành, gừng, dấm gạo với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: đậu nành ngâm trong nước ấm sử dụng sau. Thịt sườn rửa sạch, trụng qua nước sôi. Bắc nồi lên bếp, đổ dầu, phi thơm hành gừng, thêm thịt sườn đảo đều, nêm ít rượu đế, nước tương, dấm gạo, muối và nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa to, rồi chuyển lửa nhỏ, đổ vào đậu nành, hầm đến khi đậu và thịt sườn nhừ thì dùng.
Tác dụng: vị ngon khoái khẩu. Giúp bổ sung canxi, kiện tỳ ích vị.
Thích hợp dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị suy nhược cơ thể. Thích hợp dùng cho chị em tiền mãn kinh và mãn kinh bị loãng xương. Món ăn này chứa đạm thực vật hơi nhiều, người suy chức năng thận kiêng dùng.
Gỏi xà lách
Nguyên liệu:
- Xà lách (300g): tính mát, vị cay. Công năng tuyên phế khu đàm. Có chứa vitamin A, Ca, K...
- Muối, bột nêm, dầu mè, dấm gạo, nước tương, tỏi...
Chế biến: xà lách rửa sạch, cắt lát to cho vào khay, thêm muối vừa đủ ướp 15 phút, chờ khi ra nước, dùng tay vắt sạch nước đặt trong đĩa. Tỏi dùng dao băm nhuyễn. Lấy 1 chén nhỏ, cho vào tỏi băm, dầu mè, bột nêm, dấm gạo, nước tương, làm thành xốt, rưới lên xà lách, trộn đều thì dùng.
Tác dụng: vị ngon khoái khẩu. Có tác dụng tuyên phế khu đàm. Thích hợp dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị bệnh đái tháo đường. Cũng thích hợp dùng cho người béo phì, tăng huyết áp, cao mỡ máu. Người tỳ vị suy nhược hoặc kali máu cao tiểu ít dùng thận trọng.
Khổ qua xào chay
Nguyên liệu:
- Khổ qua (mướp đắng 300g): tính mát, vị ngọt. Công năng thanh thử nhiệt, giải độc sát trùng, sáng mắt. Có chứa vitamin A, vitamin C, K… có tác dụng giảm đường huyết.

- Muối, bột nêm, nước tương, bột năng vừa đủ.
Chế biến: khổ qua rửa sạch, thái lát, trụng qua nước sôi, vớt ra ngâm trong nước lạnh. Bắc chảo lên bếp, đổ ít dầu, thêm khổ qua đảo đều, gần chín, nêm muối, bột nêm, nước tương, sau cùng dùng bột nêm làm xốt, múc ra đĩa.
Tác dụng: thanh giòn khoái khẩu. Có tác dụng thanh thử nhiệt, giảm độc, giảm đường, sáng mắt.
Cách dùng: thích hợp dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh kèm bệnh tiểu đường, nhất là dùng ăn vào mùa hè. Thích hợp dùng cho người bị viêm kết mạc cấp tính (đau mắt đỏ). Món ăn mang tính mát, người tỳ vị hư hàn kiêng dùng.
Cháo chem chép - trứng bắc thảo
Nguyên liệu:
- Chem chép khô (50g): tính ấm, vị mặn. Công năng bổ can thận, ích tinh khí, cầm máu, tráng dương. Có chứa Ca, P, K…
- Trứng bắc thảo (1 quả, khoảng 50g): tính mát, vị ngọt. Công năng tư âm, thanh phế trị ho, trị lỵ. Có chứa vitamin A, P…
- Gạo tẻ (100g): tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ trung ích khí, kiện tỳ hòa vị. Có chứa carbohydrate, protid, lipid và vitamin nhóm B…
Chế biến: chem chép khô ngâm trong nước ấm, trứng bắc thảo lột vỏ rửa sạch, cắt nhuyễn, gạo tẻ vo sạch. Đổ nước vào nồi, thêm gạo, chem chép, trứng bắc thảo, đun sôi lên bằng lửa mạnh, sau đó chuyển lửa nhỏ, chờ đến khi gạo nở, cháo sệt thì múc ra.
Tác dụng: ngon bùi khoái khẩu. Có tác dụng bổ can thận, ích tinh khí, thanh phế trị ho. Thích hợp dùng làm món ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Cũng thích hợp dùng làm món bồi bổ cho chị em kinh nguyệt ra nhiều và người già suy nhược cơ thể. Người bệnh ngoài da kiêng dùng.
Chè đậu xanh - phổ tai

Nguyên liệu:
- Phổ tai ngâm nở (100g): tính mát, không độc. Công năng thanh nhiệt lợi thủy, nhuyễn kiên tiêu thũng, cầm máu. Có chứa K, Mg...
- Đậu xanh (100g): tính mát, vị ngọt. Công năng thanh nhiệt giải độc. Có chứa P, K, Mg…
- Đường thẻ vừa đủ.
Chế biến: phổ tai ngâm nở rửa sạch, thái nhỏ, đậu xanh vo sạch. Bắc nồi lên bếp, đổ nước vừa đủ, thêm đậu xanh, đun sôi bằng lửa mạnh, rồi chuyển sang lửa nhỏ, cho đến khi đậu xanh gần nhừ, thêm phổ tai, dùng lửa riu, chờ khi đậu nhừ, nêm đường đen, múc ra chén.
Tác dụng: thanh nhạt ngọt bùi. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, nhuyễn kiên giải độc, cầm máu. Thích hợp dùng cho chị em tiền mãn kinh và mãn kinh kèm ngứa chỗ kín. Thích hợp dùng phòng trị bướu cổ đơn thuần. Người bệnh ngoài da, hen suyễn kiêng dùng.
Cháo tôm khô
Nguyên liệu:
- Hạt kê (100g): tính mát, vị ngọt, mặn. Công năng kiện tỳ hòa vị. Có chứa carbohydrate, P, K, Mg…
- Tôm khô (50g): tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ thận tráng dương, thông nhũ, thoái độc. Có chứa Ca, P, K, Mg…
- Muối, bột nêm, hành băm với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: hạt kê vo sạch, tôm khô rửa sạch. Đổ nước vào nồi, thêm hạt kê, tôm khô nấu chung, khi nhừ, nêm muối, bột nêm thì hoàn tất.
Tác dụng: tươi ngon khoái khẩu. Có tác dụng ích thận tráng dương, kiện cốt, thông sữa. Thích hợp dùng cho phụ nữ có hội chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Cũng thích hợp dùng cho người già suy nhược thể dương hư hoặc phụ nữ sau khi sanh thiếu sữa. Tôm khô dễ gây kích ứng, người bệnh ngoài da kiêng dùng.
Cháo phổi heo - bo bo
Nguyên liệu:
Phổi heo (500g): tính bình, vị ngọt. Công năng nhuận trường, bổ hư. Có chứa protid, P, K…
- Gạo tẻ (100g): tính bình, vị ngọt. Công năng nhuận trường, bổ hư. Chứa carbohydrate, protid, lipid và vitamin nhóm B.
- Bo bo (ý dĩ 50g): tính mát, vị ngọt, nhạt. Công năng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ chỉ tả. Có chứa carbohydrate, P, K…
- Hành, gừng, muối tinh luyện, bột nêm, rượu đế với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: phổi heo rửa sạch, thái lát, cho vào nồi. Thêm nước vừa đủ và rượu đế, đun bằng lửa vừa. Cần khuấy không ngừng, cho đến khi phổi heo gần chín, vớt ra thái hạt lựu. Gạo vo sạch cho vào nồi, thêm bo bo, phổi heo hạt lựu, thêm nước vừa đủ, kèm hành, gừng và ít muối, rượu đế, nấu chung bằng lửa mạnh, mở nắp, chuyển lửa nhỏ tiếp tục ninh thành cháo, khi nhừ thì hoàn tất.
Tác dụng: thơm ngon khoái khẩu. Có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế bình suyễn. Thích hợp dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị ho suyễn do phế khí hư. Thích hợp dùng làm món ăn phòng trị chứng ung thư, nhất là phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị ung thư phổi.
LY.DS. BÀNG CẨM

Tác dụng chữa bệnh của cà chua

Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân
Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 - 50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, phosphor,... có lợi cho sức khỏe
Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Một số ứng dụng cụ thể
- Bổ sung dinh dưỡng: Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200g cà chua (rửa thật sạch, ăn sống hoặc nghiền thành bột nhão). Lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và ka li của cơ thể trong 24 giờ.
- Chữa tăng huyết áp: Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1 - 2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn thêm chút đường cho đủ ngọt, ăn sống. Mỗi liệu trình 10 - 15 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp tục liệu trình khác.
- Kích thích tiêu hóa, làm đẹp da: Cà chua 200g, táo tây 150g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước; bắp cải thái nhỏ. Ba thứ dùng máy ép lấy nước; Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hoà đều với dịch ép, cho thêm nước chanh, quấy đều, chia uống vài lần.
Cà chua giàu vitamin đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
- Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng: Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2 - 3 lần.
- Hỗ trợ chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, thêm mỡ, mắm, muối... làm món xào ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hòa chức năng gan, bổ máu), kiện tỳ, tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mạn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.
Lưu ý: Lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc trên. Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.
Bác sĩ Trần Thị Hải

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Thịt ngỗng bổ thận tráng dương

Theo Đông y thịt ngỗng vị ngọt, tính bình, có thể dùng để điều trị các chứng bệnh trung khí bất túc, người gầy yếu, mệt mỏi rã rời, kinh nguyệt không điều hòa, liệt dương, xuất tinh sớm.
Theo Đông y thịt ngỗng vị ngọt, tính bình, đi vào phế kinh và thận kinh, có công hiệu tư âm bổ thận, ích khí hòa vị, sinh tân chỉ khát, có thể dùng để điều trị các chứng bệnh trung khí bất túc, người gầy yếu, mệt mỏi rã rời, kinh nguyệt không điều hòa, liệt dương, xuất tinh sớm.
Thịt ngỗng trắng hầm với đông trùng hạ thảo: bổ thận cố tinh, liệt dương, xuất tinh sớm: ngỗng trắng 1 con, đông trùng hạ thảo 10g, các gia vị hành, gừng, muối, rượu, mỗi thứ lượng vừa đủ. Ngỗng mổ thịt, moi bỏ nội tạng, chỉ lấy thịt dùng vào món ăn này, rửa sạch, nhúng qua vào nước sôi, để ráo nước, chặt thịt miếng vừa ăn, rửa sạch đông trùng hạ thảo để chuẩn bị dùng. Cho thịt ngỗng vào nồi sành, đồng thời cho các gia vị trên vào, cùng với chút nước, nấu to lửa cho sôi xong để nhỏ lửa nấu tiếp 3 giờ. Ănn cả nước lẫn cái với các loại rau ghém.

Thịt ngỗng hầm.
Thịt ngỗng trắng ninh với câu khởi tử và quả dâu: tư âm giáng hỏa, dưỡng huyết bổ huyết, làm chắc thận, bồi bổ tinh tủy: ngỗng trắng 1 con, cẩu khởi tử 50g, quả dâu 50g, các gia vị gừng, hành, muối gia vị, rượu, mỗi thứ lượng vừa đủ. Làm thịt ngỗng, moi bỏ nội tạng, rửa thật sạch, rửa sạch cẩu khởi tử và quả dâu, chặt thịt ra thành miếng vuông khoảng 3cm, cho vào nồi sành cùng với các gia vị. Đem ninh nhừ thịt là được. Ăn với rau ghém.
Thịt ngỗng trắng nấu với khoai môn: xuất tinh sớm, liệt dương, công năng tình dục giảm thấp, chứng vô sinh: ngỗng trắng 1 con, khoai môn 500g, hành 3 củ, ớt đỏ 1 quả. Các gia vị chao đậu, sữa, bột gừng, bột tỏi, đường, rượu, xì dầu, bột sống, dầu vừng, mẫu lệ khô (vỏ con hàu khô), dầu trà, bột hạt tiêu, mỗi thứ lượng vừa đủ. Làm thịt ngỗng, moi ruột, rửa thật sạch, láng muối đều trong bụng ngỗng, sau khi trộn đều cho đậu, sữa, bột gừng, đường, rượu, xì dầu rồi nhét trong bụng ngỗng, đem khâu lại, cho vào trong bát. Đem cạo sạch và rửa khoai môn, thái ra, đem rán, khi chín cho vào trong bát thịt ngỗng, bỏ bát thịt đó vào hấp trong khoảng 90 phút. Trước hết lấy khoai môn ra, để thịt ngỗng lại hấp tiếp 30 phút nữa, láng đều xì dầu lên thịt, cho 1 thìa dầu trà vào, đổ nước hấp lấy khoảng 2 cốc. Sau khi đun sôi, đổ tiếp mẫu lệ khô, xì dầu, bột sống, bột gừng, bột hồ tiêu vào khuấy trộn đều. Khi ăn lấy lượng thịt ngỗng và khoai môn vừa phải cho vào nấu trong nồi với chút nước, khi sôi cho nước sốt vào nấu sôi là được.
Cháo thịt ngỗng phục linh: liệt dương, xuất tinh sớm, kinh nguyệt không điều hòa, lãnh đạm tình dục: thịt ngỗng quay 100g, phục linh 20g, nấm hương đã ngâm nở 25g, chân giò hun khói đã chín 15g, nước luộc thịt ngỗng 1.000g, gạo nếp 100g. Các gia vị gừng sống, bột hành, rượu, muối gia vị, dầu vừng, bột hồ tiêu, mỗi thứ lượng vừa đủ: thịt ngỗng thái nhỏ, phục linh nghiền thành bột, nấm hương thái nhỏ, thịt chân giò hun khói cũng thái nhỏ. Gạo nếp đem vo sạch để ráo nước, cho vào trong nồi sành, đổ nước luộc thịt ngỗng vào khi cháo chín cho thịt ngỗng, nấm hương, chân giò hun khói và các gia vị trên vào nấu thành cháo, lại tưới dầu vừng vào, rắc bột hạt tiêu lên là được, mỗi lần ăn 1 bát, chia ra mấy lần ăn hết trong ngày.
Bs. Phó Đức Thuần

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Các loại thảo mộc và gia vị tốt cho não

Thảo mộc và gia vị làm tăng hương vị của món ăn mà không chứa calo, chất béo, giúp bạn duy trì vòng eo lý tưởng.
>>>>ama kong
Một số nghiên cứu đầy hứa hẹn cũng cho thấy nhiều loại thảo mộc và gia vị rất có lợi cho sức khỏe não bộ như giúp bạn có trí nhớ tốt hơn, thậm chí có thể bảo vệ khỏi các khối u não.


Mùi tây và húng tây

Một nghiên cứu mới đây của Brazil chỉ ra rằng flavonoid apigenin trong những loại gia vị này giúp tăng cường sự kết nối giữa các tế bào thần kinh và thậm chí biến các tế bào gốc – “tế bào nguyên liệu thô” có thể hình thành các tế bào khác – trở thành các tế bào thần kinh.
Mặc dù những kết quả này được tạo ra trong môi trường phòng thí nghiệm chứ không phải trên người sống, các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng một chế độ ăn giàu apigenin cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành và liên kết tế bào não mà về mặt lý thuyết có thể giảm phòng tránh bệnh trầm cảm, Alzheimer và Parkinson.Cũng theo các nhà nghiên cứu, cấu trúc hóa học của Apigenin tương tự với estrogen. Estrogen từ lâu đã được cho là có ảnh hưởng tới sự phát triển tế bào thần kinh. Trong nghiên cứu này, apigenin có thể mô phỏng estrogen và tạo ra những kiểu thay đổi tế bào giống nhau.

Hoa cúc

Giống như với apigenin, chúng ta chỉ có những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về cách trà hoa cúc tác động lên não nhưng rõ ràng  nó chứa các hợp chất có thể gắn kết các thụ thể của chất hóa học trong não, làm giảm lo âu.Trong một nghiên cứu trên người, một nhóm nhỏ những người bị rối loạn lo âu lan tỏa được ngẫu nhiên cho dùng chiết xuất từ hoa cúc hoặc giả dược. Sau 8 tuần, những người dùng trà hoa cúc báo cáo giảm lo âu nhiều hơn.


Nghệ

Tất cả chúng ta đều có những tế bào miễn dịch được gọi là những đại thực bào giúp tiêu diệt những đối tượng “ngoại lai” nhưng ở một số bệnh nhân bị Alzheimer, đại thực bào không hoạt động tốt. Với đại thực bào subpar, sự tích tụ của các mảng beta amyloid được cho là góp phần gây bệnh. Những hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ được chứng minh là khởi động các đại thực bào, tiềm ẩn khả năng loại bỏ các mảng bám khỏi não của người có các dấu hiệu Alzheimer giai đoạn sớm.


Cây xô thơm

Trong 2 nghiên cứu nhỏ, những viên nang chứa tinh chất cây xô thơm giúp người dùng cải thiện khả năng thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ so với những người dùng giả dược – 4 tiếng sau khi uống thuốc. Các nghiên cứu khác trên động vật chỉ ra rằng các loại dầu và tinh chất từ cây xô thơm ức chế hoạt động của enzym phân hủy một dẫn truyền thần kinh tham gia vào nhiều hoạt động não gồm học tập, ghi nhớ và tập trung. Nói cách khác, cây xô thơm có thể thúc đẩy các enzym quan trọng.Tuy nhiên, cần thận trọng khi xem xét sử dụng các chế phẩm bổ sung từ cây xô thơm vì nó có thể gây nguy hiểm đối với một số người như người bị huyết áp cao vì xô thơm có thể làm huyết áp tăng cao hơn.

Tỏi

Sẽ là điều kỳ diệu nếu việc chữa một khối u não chết người chỉ đơn giản bằng cách dùng nhiều tỏi hơn, theo một nghiên cứu năm 2007. Trên thực tế, những gì nghiên cứu này chỉ ra là những hợp chất hoạt tính trong củ tỏi có thể tiêu diệt các tế bào ung thư nuôi cấy. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo từ nghiên cứu về tác dụng của tỏi với não người tới thực tế còn là một quá trình dài vì họ đã sử dụng một lượng hợp chất tỏi lớn hơn nhiều lượng được tìm thấy trong một nhánh tỏi thật, nhưng đây chắc chắn là một khởi đầu hứa hẹn.
BS Cẩm Tú
(Theo Prevention)