Đăk Ha là một xã miền núi của huyện Đăk Glong (tỉnh Đăk Nông). Nằm
trên tỉnh lộ 4, đây là con đường nối với thủ phủ Tây Nguyên - Buôn Ma
Thuột. Giữa hơi thở của rừng già, Đăk Ha chứa đựng những bí mật ngủ yên
hàng trăm năm qua.
>>>> ama cong
Bãi đá có dấu chân tiền sử?
Núp sau một bãi cỏ xanh rì là nơi thả bò của các em nhỏ người M'nông
cạnh tỉnh lộ, bãi đá có dấu chân tiền sử mang bao nhiêu điều huyền bí.
Tại đây, trên một phiến đá xuất hiện một bàn chân in vào và lõm xuống.
Tôi thử đưa bàn chân mình vào thử xem thì vừa khít. Quan sát kĩ vết
chân này thì không thể là in vào bằng máy móc hay bất cứ một sự can
thiệp nàp khác. Chính vì vậy, nơi đây thêm phần u tịch.
Lối đi vào bãi đá có dấu chân kỳ lạ.
|
Bãi đá toàn những viên đá đen sì, nằm quanh một con suối nhỏ mà không
bao giờ cạn nước. "Dù là mùa khô Tây Nguyên thiếu nước trầm trọng,
trong khi các con suối xung quanh cạn nước thì nơi này vẫn vô tư róc
rách"- anh Trịnh Trung Hòa, kiểm lâm viên xã Đăk Ha cho biết. Thật vậy, ở
cách đó khoảng 200m, dòng suối len lỏi giữa đại ngàn tạo thành những
vũng nước lớn mà bà con có thể giặt quần áo, tắm rửa thoải mái quanh năm
suốt tháng. Cũng theo anh Hòa, xã có diện tích rừng vào loại lớn của
tỉnh (hơn 10.000 ha) chứa nhiều bí mật khác.
Chị K'Tưng, nhà bán quán cơm đối diện với Ủy ban xã là một người dân
tộc bản địa sống truyền kiếp trên dải đất bazan, tâm sự: "Giờ tôi đã 40
tuổi, nhưng từ khi còn nhỏ, nghe bố mẹ kể lại rằng, có hai mẹ con đến
bãi đá tắm. Sau đó, người con chết vì bị... thần nước bắt. Người mẹ chết
theo và để lại dấu chân". Theo lời anh K'Trơi, một cán bộ tại trụ sở Ủy
ban xã thì bãi đá (tiếng dân tộc là nao lan) là nơi mà đồng bào thực
hiện nghi thức nhúng nước đứa con sau 7 ngày sinh. Vì lí do để "tắm cho
quen, nếu đi làm khỏi bệnh tật". Đến giờ, nhờ tiếp xúc với ánh sáng văn
minh nên hầu như đồng bào sống trong rừng Đăk Ha đã bãi bỏ phong tục rợn
người này. Các em nhỏ được sinh tại nhà và được tắm bằng nước âm ấm hẳn
hoi. Anh K'Trơi nhớ lại: "Đứa đầu của mình cũng tắm ở đó, nhưng các đứa
sau thì không vì không thấy ai làm như thế nữa".
Chính từ bãi đá đã thêu dệt biết bao câu chuyện thần thánh hóa lẫn mê
tín dị đoan, nào là bị thần nước bắt nào là thấy bóng ma giữa ban
ngày... nên càng làm chúng tôi phải tận mắt chứng kiến. Nước suối rất
mát để rửa mặt mà không thấy có gì lạ. Chỉ có điều lạ là dấu chân trên
một phiến đá vẫn bí ẩn.
|
Lá biec - một loại lá mọc giữa rừng, là thức ăn khoái khẩu của loài tê giác được mệnh danh là chúa tể vô song giữa rừng già về sức mạnh ghê gớm của chúng. Thế nhưng, theo nhiều lí giải, có được cơ địa dũng mãnh như thế, tê giác chỉ có ăn mình lá biec. Chúng tôi đã từng theo chân thủ lĩnh đồng bào các dân tộc Châu Ro - già làng Tơ Tơ ở vùng Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Stiêng - già làng Điểu Giêng ở sóc Bom Bo (nay là xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước), Bana ở Gia Lai, M'nông - vua săn voi Amakông ở Buôn Đôn (Đăk Lăk) vào rừng hái lá về ăn cho tăng sinh lực... nhưng chưa nơi nào có lá biec mọc nhiều như ở vùng đất còn nhiều bí ẩn này. Thế cho nên, ở giữa rừng già đã hình thành nên những đội quân nhí chuyên đi hái lá biec về bán. Những ngày được nghỉ hè, các em vào rừng "săn" lá biec rất nhộn nhịp.
>>> thuoc ama cong
Theo quan niệm của đồng bào, dù là người Êđê, M'nông ở Đăk Ha, lá biec là món rau rừng không thể thiếu trong các bữa ăn của họ. Loại rau rừng này không thể trồng được, mà phải lặn lội vào rừng sâu hái về. Có 2 món để chế biến loại lá này là luộc hay nấu canh để ăn với cơm. Có người lại thích ăn tươi luôn để duy trì phong độ "phòng the". Lá biec có trái nho nhỏ, lớn bằng nửa lòng bàn tay. Tôi nếm thử loại lá tươi thì thấy ngòn ngọt và béo ngậy.
Đang băng rừng già thì tôi gặp nhiều em nhỏ đang hái lá biec về bán, với giá mỗi kí 7.000đ. Em Amon, 14 tuổi, hiện đang học lớp 4 tại trường tiểu học của xã, nói: "Mỗi ngày em cũng kiếm được 20.000đ từ việc hái lá bỏ vào gùi để ra chợ bán". Ngoài hái lá làm công việc "chủ đạo", nếu thấy chim chào mào là các em dùng ná (si dat - tiếng M'nông) bắn luôn để mang về bán.
- Amon này, lá biec đồng bào mình gọi là gì vậy? - Tôi hỏi
- Gọi là bimxay anh à!- Cậu bé M'nông đen nhẻm trả lời thành thật.
- Tên của em theo tiếng M'nông có nghĩa sao chứ? -Tôi hỏi tiếp.
- Em sinh vào ngày con hổ nên tên em có nghĩa là hổ.
- Nhà em có mấy anh em?
- Có 5 người, em là con đầu.
- Ba má em có ăn lá biec mỗi bữa không và ăn như thế nào?
- Ba má đều ăn mỗi bữa. Má em luộc lên và chấm với nước mắm để ăn với cơm.
Đứng bên cạnh nãy giờ là Kadem, em họ của Amon, nhà ở thôn Grưi 2. Tuy đã 13 tuổi, nhưng giống như người anh họ của mình, cả hai đều nhỏ thó so với bạn bè cùng trang lứa. Kadem cho biết, tên em có nghĩa là con gà vì em sinh vào ngày gà (22/12/1994).
Dòng nước không bao giờ cạn của bãi đá và đám trẻ ở Đăk Ha.
|
>>>> Tác dụng thuốc Ama Kông
Đi vào các buôn làng gần đó, chúng tôi nhận thấy chuyện đồng bào có nhiều con là bình thường. Thế nhưng đám trẻ nheo nhóc ở đây rất nhiều. Ở các buôn làng khác của Tây Nguyên mà mình đã qua, nhà có 4,5 đứa con hiện nay đã trở nên hiếm vì đồng bào ý thức đẻ ít cho bớt khổ. Thế nhưng, chuyện mỗi nhà ở Đăk Ha có hơn 10 đứa con là chuyện bình thường. Đa số 4, 5 tuổi thì các em đã phải theo chân ba mẹ vào nương rẫy. Trông thấy những đứa trẻ nheo nhóc, lấm lem, tôi rút nốt số tiền lẻ cho các em mua bánh kẹo. Đám trẻ lễ phép cảm ơn rối rít.
Tôi rồ ga đi qua khu rừng bí ẩn trong gió, trong sương và trong cả hơi thở của rừng già. Mai này quay lại, vùng đất này biết có thay đổi nhiều không, nhất là những bí ẩn có được khai quật hay sẽ mãi đi vào tiềm thức và huyền thoại của người bản địa?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét