Bạch đồng nữ còn có tên khác là vậy trắng, mấn trắng… Là loại cây nhỏ
cao, lá mọc đối, lá rộng hình trứng dài, đầu nhọn, phía cuống hình tim
hay hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô.
>>>ama cong
Mặt trên màu sẫm hơn, có lông
ngắn, mặt dưới nhạt màu hơn, gần như bóng, trên các đường gân hơi có
lông mềm. Cuống lá dài khoảng 8cm. Khi vò nát lá có thấy mùi hôi đặc
biệt của cây bạch đồng nữ. Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm; hoa
mọc thành hình mâm xôi gồm nhiều tán. Tràng hoa hình ống nhỏ, có 4 nhị
đính trên miệng ống tràng cùng với nhuỵ vượt quá tràng hoa. Quả hạch gần
dạng hình cầu. Mùa hoa nở tháng 7, 8 và quả chín tháng 9,10.
Bạch đồng nữ.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá. Thu
hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa, sấy khô phơi âm can (phơi khô trong
mát, nơi có nhiều gió không phơi ra nắng), hoặc có thể dùng rễ rửa sạch,
phơi khô dùng dần.
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa đau bụng kinh: (do khí huyết không thông, khí bị cản trở,
làm huyết ứ tắc lại gây đau bụng vùng hạ vị, thường xuất hiện trước,
trong hoặc sau khi hành kinh): Lá bạch đồng nữ, ngải cứu, hương phụ, ích
mẫu, mỗi vị 6g. Tất cả các vị rửa sạch cho vào ấm đổ nước 500ml, sắc
trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm
ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có
thể uống liền từ 2 - 3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.
Bài 2: Rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng: Lá
bạch đồng nữ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Tất
cả các vị rửa sạch cho vào ấm đổ nước 500ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 -
3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống.
Uống sau khi hết kinh độ 5 - 7 ngày. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.
Bài 3: Chữa khí hư bạch đới (biểu hiện là khí hư có màu trắng, đôi
khi vàng, vàng xanh, có mùi hôi... kèm theo là các triệu chứng đau mỏi
lưng, hông, mệt mỏi toàn thân): Bạch đồng nữ, trần bì, ích mẫu, ngải
cứu, hương phụ, mỗi vị 10g. Tất cả các vị rửa sạch cho vào ấm đổ nước
500ml, sắc trong nửa giờ, chia 2-3 lần uống trong ngày, khi uống có thể
cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống liền 2 - 3 tuần sau chu kỳ kinh
nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị lỵ thể nhẹ: Lá bạch đồng nữ non 30g, rau sam
30g, 2 thứ rửa sạch thái nhỏ luộc ăn cả cái lẫn nước. Có thể cho vị
thuốc vào ấm đổ nước 500ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong
ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tục 5 - 7
ngày.
>>>> gia thuoc ama kong
Bài 5: Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do nhiệt: Bạch đồng nữ, xích đồng
nam, cỏ chỉ thiên, rễ tranh, cỏ bấc, thịt ốc bươu, mỗi thứ khoảng 20g.
Sắc với 1 lít nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống lúc đói. Uống từ 5 - 7
ngày.
Bác sĩ Thu Vân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét