Ăn chậm nhai kỹ, không ăn khi làm việc, tránh vận động sau bữa cơm, bổ sung chất xơ có lợi… giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh
>>>ama kong
Rối loạn tiêu hóa là tình
trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn và thay đổi thói quen
đại tiện…thường gặp ở người ăn uống không điều độ và chịu áp lực cao. Dù
không quá nguy hiểm, song các triệu chứng dai dẳng kéo dài của bệnh lại
ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.
Bí quyết phòng và cải thiện rối loạn tiêu hóa
Hạn chế thức ăn nhanh. Thức
ăn nhanh là lựa chọn hàng đầu của người bận rộn, bởi tính tiện lợi và
nhiều năng lượng. Tuy nhiên, chúng nghèo nàn về mặt dinh dưỡng và chứa
nhiều chất béo có hại, khiến hệ tiêu hóa phải mất nhiều thời gian tiêu
hóa và phân hủy.
Dung nạp nhiều thức ăn
nhanh dễ làm hoạt động tiêu hóa trì trệ, dẫn đến táo bón, đầy hơi, khó
tiêu. Ngoài ra, các loại thực phẩm nhiều gia vị, thức uống chứa caffein
hoặc có ga cũng là những thủ phạm khiến hệ tiêu hóa tiêu tốn nhiều năng
lượng nhất.
Không ăn và làm việc cùng lúc.
Ăn uống không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây rối loạn
tiêu hóa và béo phì. Mất tập trung khi ăn khiến bạn không ý thức được
mình đã ăn những gì, bao nhiêu và bao lâu. Vì vậy, bạn khó kiểm soát
được nguồn năng lượng và dưỡng chất dung nạp vào cơ thể.
Ăn chậm nhai kỹ. Quá
trình tiêu hóa bắt đầu từ răng nghiền nát thức ăn trong miệng. Nhai kỹ
giúp các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa giảm gánh nặng, quá trình phân
giải và hấp thu năng lượng cũng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Ngoài ra,
nhai kỹ thức ăn giúp hạn chế lượng không khí nuốt vào cơ thể – nguyên
nhân gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
Nghỉ ngơi sau ăn. Sau
khi ăn, một lượng máu lớn được bơm vào tuyến ruột và dạ dày, để cung
cấp năng lượng cho quá trình tiêu hóa. Nhờ các acid trong dạ dày, thức
ăn dần chuyển sang dạng sệt. Khoảng 15 phút sau, thức ăn được tiêu hóa,
nhịp độ máu bơm vào các cơ quan tiêu hóa mới giảm đi.
Vì vậy, nếu muốn quá trình
tiêu hóa diễn ra nhịp nhàng, bạn nên ngồi nghỉ ít nhất 15 phút, tránh
vận động mạnh, ngủ hoặc làm việc ngay sau khi ăn.
Bổ sung chất xơ cho cơ thể. Một
người trưởng thành cần nạp đủ 25g chất xơ mỗi ngày, nhằm tăng cường sức
khỏe đường ruột. Đây cũng là dưỡng chất không thể thiếu đối với người
mắc bệnh đường tiêu hóa, mỡ máu, béo phì, ung thư ruột, dạ dày…
Để bổ sung chất xơ, bạn
nên tích cực đưa các loại hạt, trái cây, rau xanh… vào trong bữa ăn hàng
ngày. Công việc bận rộn, dân văn phòng cũng có thể bổ sung thông qua
các thực phẩm giàu chất xơ một cách nhanh chóng và tiện lợi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét