Các chất chống oxi hóa như beta
carotene, Chlorophyll (diệp lục), vitamin E, vitamin C… có mặt trong
thực phẩm được coi là “anh hùng” trong cuộc chiến chống lại các gốc tự
do. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung chất chống oxi hóa tự nhiên mang
lại những lợi ích tuyệt vờicho sức khỏe: ngăn ngừa bệnh tật và chống lão
hóa, nhưng các chất chống oxi hóa tổng hợp liệu có tác dụng giống như
các chất chống oxi hóa tự nhiên không?
>>>ama kong
Hầu hết các chất chống oxi hóa tổng hợp không có tác dụng như bạn nghĩ
Y học hiện đại đang bị ám ảnh bởi các
chất chống oxi hóa tổng hợp và tin tưởng rằng chúng có những đặc tính có
lợi tương tự như các chất chống oxi hóa được tìm thấy trong các loại
thực phẩm tự nhiên. Nhiều người trong chúng ta uống các viên chống oxi
hóa tổng hợp: vitamin C, E, selen… hàng ngày như một thói quen để tăng
cường sức khỏe, chống lại quá trình lão hóa mà không hề biết rằng, chúng
ta đang lãng phí thời gian, tiền bạc và sức khỏe. Hầu hết các vitamin
nhóm B được làm từ các phương pháp hóa học. Những hóa chất độc hại
trong các viên uống tổng hợp này như nicotin, hắc ín than đá và alloxal
có thể tạo ra các vấn đề về sức khỏe nguy hiểm khi chúng ta sử dụng
chúng liên tục trong một thời gian dài. Hơn nữa, các vitamin tan trong
chất chất béo có thể tích lũy trong cơ thể, dẫn đến một loạt các phản
ứng độc hại. Theo cảnh báo của Hiệp hội người tiêu dùng sản phẩm hữu cơ
(OCA) – Mỹ: vitamin, chất khoáng và các chất chống oxi hóa tổng hợp có
thể cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên.
Các nghiên cứu chứng minh tác dụng của các chất chống oxi hóa tổng hợp
Kết quả của một cuộc nghiên cứu lâm sàn
của các nhà khoa học Mỹ, được công bố tại hội nghị của Viện sức khỏe
quốc tế (NIH), thực hiện trên 230.000 người cho thấy rằng, việc sử dụng
các chất chống oxi hóa tổng hợp mang lại những tác dụng tích cực trong
thời gian đầu nhưng sử dụng thường xuyên và lâu dài, các viên uống này
sẽ không còn tác dụng với cơ thể, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tử
vong (với việc sử dụng vitamin A, beta carotene và vitamin C).
Năm 1994 nghiên cứu được công bố trên tờ
New England Journal of Medicine (NEJM) của Anh tiến hành trên những
người đàn ông nghiện thuốc lá, đang bị ung thư phổi sử dụng các chất
chống oxi hóa tổng hợp hàng ngày. Kết quả là các chất chống oxi hóa này
không thể ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh ung thư phổi.
Năm 1996, đã có một nghiên cứu khác,
thử nghiệm hiệu quả của chất chống oxi hóa Beta-Carotene và Retinol trên
những người đàn ông và phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao. Một lần
nữa, các chất chống oxy hóa tổng hợp đã không phát huy được tác dụng,
mà ngược lại, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi của họ lại tăng lên so với
việc không sử dụng chúng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét